Nhà thờ họ Lê được xây dựng vào năm 1888, thuộc thôn Kinh làng Vân chàng nay là Tổ dân phố Thuận An phường Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh. Là nơi thờ các bậc tổ tiên dòng họ Lê thuộc làng Vân Chàng.

           Cũng như nhà thờ của bao dòng họ khác, nhà thờ họ Lê tộc là nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian, là nơi giáo dục cho lớp trẻ các thế hệ con cháu noi gương các bậc tiền nhân để thi đua phấn đấu học tập và rèn luyện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nối tiếp và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, của dòng họ.

           Di tích nhà thờ họ Lê nằm giữa khu dân cư thuộc tổ dân phố Thuận An phường Đức Thuận. Nhà thờ có diện tích không lớn, kiến trúc khá đơn giản. Là một nhà thờ khung gỗ, lợp ngói 3 gian, kết cấu kiểu vì kèo thông thường của nhà nông thôn vùng Hà Tĩnh. Nhà thờ do con cháu dựng lại sau cách mạng, để làm nơi thờ tự tổ tiên. Cổng vào là hai trụ được xây bằng vôi vữa màu trắng không có trang trí họa tiết hoa văn. Nơi tiếp giáp giữa cổng và nhà thờ là một khoảng sân nhỏ khoảng từ 3-4m. mặt sân được lát bằng xi măng, phía góc cuối xây một hương án, hai cấp có trang trí rồng chầu mặt trăng. Vào bên trong nhà thờ, ở gian thờ chính là một công trình nhỏ 3 gian, khung gỗ, mái lợp ngói âm dương. Các hoành mái được làm bằng gỗ mỏng, đơn giản, hai hồi được xây bít đốc. Hai bàn thờ hai bên có mấy chữ hán được dịch là Đức – Lưu – Quang (bên phải). Bản - Nguyên – Trường(bên trái).

           Ngày xưa do ruộng đất ít, người đông, làng xưa vốn nghèo. Hầu như nhà nào cũng chỉ ăn ngày hai bữa. Trong làng có nghề thợ rèn nổi tiếng khắp vùng, người làng Vân Chàng đi khắp nơi từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, xa hơn nữa là trong nam ngoài bắc cũng không ít. Sản phẩm của họ nổi tiếng, đặc biệt trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình từ khởi nghĩa Cần Vương của Phan Đình Phùng, đến kháng chiến chống thực dân Pháp sau cách mạng tháng 8, làng Vân Chàng đã rèn đúc vũ khí thô sơ phục vụ đánh giặc, chủ yếu là chiến tranh du kích. Trong công cuộc xây dựng đất nước, làng rèn Vân Chàng rèn đúc các loại nông cụ như lưỡi cuốc, lưỡi cày, dao, búa…phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.

           Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cầu Đò trai là một trọng điểm đánh phá miền Bắc, cầu được bảo vệ bởi tiểu đoàn pháo cao xạ của Hà Tĩnh và đơn vị pháo 12 ly 7 của đội nữ du kích Đức Thịnh. Tại đây cũng đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Trong cuộc chiến này người dân Đò Trai đã đóng góp sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến vừa tham gia đánh giặc ngay trên mảnh đất của mình. Trong những năm tháng đó người dân quê vừa làm ruộng vừa phải xây dựng nhiều con đường tránh để phục vụ giao thông trên tuyến luôn thông suốt. Nhiều người con của quê hương đã ngã xuống góp phần cho chiến thắng  chung của cả dân tộc. Trong những năm đó, đơn vị pháo cao xạ bảo vệ cầu Đò Trai đã lấy nhà thờ họ Lê làm căn cứ địa để củng cố lực lượng tiếp tục chiến đấu bảo vệ an toàn cho cây cầu. Chính vì những thành tích trên, Ngày 19/10/1987 hội đồng Bộ trưởng nay là chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tặng bằng khen cho tập thể nhà thờ họ Lê  vì “đã góp công, góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

           Nhà thờ họ Lê thuộc loại hình di tích lịch sử kháng chiến chống Mỹ, được tỉnh Hà tĩnh công nhận là di tích cấp Tỉnh năm 2010./.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Văn bản mới ban hành
      PHÁT THANH P. ĐỨC THUẬN
      Bản đồ phường Đức Thuận
       Liên kết website
      Thống kê: 403.294
      Online: 25