Nhà thờ Nguyễn Trọng Tương được xây dựng vào năm 1903 – 1904 gần sông Minh thuộc địa phận Tổ dân phố Thuận Tiến- Phường Đức Thuận.(Người dân trong vùng thường gọi là nhà thờ cụ Thiếu hoặc nhà thờ Cụ Chưởng)

Nguyễn Trọng Tương (1859-1921) là con trai thứ 3 của cụ Nguyễn Cường tại làng Vân Chàng - Huyện Thiên Lộc - Tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1894 ông thi hương, cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc(thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh) ông đã đậu cử nhân sau đó được bổ nhiệm vào phủ Thừa Thiên, cải bổ Huấn đạo huyện Can Lộc, thăng Giáo thụ tư soạn, tri Huyện huyện Lệ thủy (Quảng Bình), Tri phủ phủ Tư Nghĩa(Quảng Ngãi). Do đức độ thanh liêm và tính cương trực, sau đó ít lâu cụ được điều về Kinh đô Huế làm ở Đô sát Viện chức Chưởng Ấn, giữ chức giám sát ngự sử, hàng quan tứ phẩm.

Điều đáng lưu ý là Nguyễn Trọng Tương chỉ làm quan dưới triều hai ông vua yêu nước: Thành Thái và Duy Tân. Năm 1894, Ông đậu cử nhân rồi ra làm quan. Khoảng năm 1907 vua Thành Thái bị Pháp bắt đi đày, Duy Tân được cử lên kế vị. Năm 1916, khi vua Duy Tân bị Pháp bắt đày ra đảo thì cụ cáo quan về hưu.

Thời kỳ làm Tri huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), theo dân gian kể lại, cụ đã xử nhiều vụ án công minh, giải oan cho dân lành, trừng trị thích đáng bọn cường hào ác bá, đồng thời thuyết phục được nhiều tên cướp ngổ ngáo ra đầu thú, trở lại con đường làm ăn lương thiện. Có những người trong số đó còn thú nhận rằng chúng ra đầu thú vì cảm ân đức của cụ đối với dân.

Một số cụ già ở làng Trung lương và Vân chàng kể lại: Cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, số chiến sỹ ở làng rèn Trung lương và Vân chàng lên Vũ Quang rèn giáo mác đúc súng đạn cho nghĩa quân. Khi Phan Đình Phùng thất bại, quan lại Nam triều theo lệnh của thực dân Pháp định triệt hạ hai làng Vân Chàng và Tru ng Lương. Cụ Nguyễn Trọng Tương lúc đó ở trong trong triều đã tâu bày lên nhà vua và can gián các quan từ bỏ ý định đó. Năm 1916, khi Khải Định lên ngôi thì cụ về hưu, hưởng ước Tán Trị Thiếu Doãn, Quang lộc tự Thiếu Khanh, thuộc hàng tứ phẩm.

Sau khi về hưu, cụ mở trường dạy học ở quê, học sinh các vùng Can Lộc, Nghi xuân, Đức Thọ đến thụ giáo rất đông. Dù là quan đại triều nhưng cụ luôn bình dị chan hòa, gần gũi dân làng, giàu lòng giúp đỡ những người nghèo khó. Nên cụ được nhiều người yêu mến.

          Về kếu cấu khung gỗ, trước hết phải nói đến cột. Tất cả đều được làm bằng chất liệu gỗ lim và mít, được bào đẽo tạo dáng “đầu cán cân, chân quân cờ’, dưới chân cột có kê bệ đá. Tất cả loại đá này là loại đá xanh, có xuất xứ từ Thanh Hóa, kích thước trung bình 0,34m. Trên cơ sở hệ thống cột lớn, cột quân và những đường xà hạ cốn, người ta ngàm cặp với hệ thống câu đầu thượng lương tạo ra bộ khung gỗ. Từ những bộ khung đơn lẻ (gọi là vì) người ta nối với nhau chặt chẽ liên kết cả chiều dọc  và chiều ngang qua hệ thống xà hạ. Như vậy có tác dụng như những đại giằng hình thành bộ khung gỗ truyền thống này mà trên một trăm năm nay, ở một vùng đất khắc nghiệt nắng và gió bão nó vẫn tồn tại, điều đó chứng minh tính công năng và ưu việt của nó.

          Về nghệ thuật chạm khắc so với nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật thì mức độ nghệ thuật điêu khắc được chạm trên các đường vân nong, đường xạ hạ cốn ở đây không nhiều, song điều gây ấn tượng là tại các đầu và đuôi kẻ nhất là những con kẻ trước hàng hiên, nghệ nhân đã tạo tác vào đây nhiều hình ảnh hoa lá, sơn thủy những đường nét uyển chuyển tinh tế tạo cảm giác gần gũi mà thân nghiêm.

Cụ Nguyễn Trọng Tương mất ngày 21/1/1921 thọ 63 tuổi. Ngoài nhà thờ riêng, cụ còn được dân làng thờ trong đền Hai làng và Đền Năm Giáp do dân làng lập để thờ các vị tiên hiền qua các triều đại.

          Nhà thờ Nguyễn Trọng Tương được công nhận di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Văn bản mới ban hành
      PHÁT THANH P. ĐỨC THUẬN
      Bản đồ phường Đức Thuận
       Liên kết website
      Thống kê: 376.285
      Online: 205