Đức Thuận là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa từ bao đời nay, trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Đức Thuận thông minh,cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động và sản xuất, một lòng theo Đảng đã và đang viết tiếp bài ca xây dựng trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. ngay chính trên quê hương yêu dấu của mình. Đức Thuận còn là một vùng quê địa linh nhân kiệt:

Sông về cho núi khỏa chân

Để đất nuôi dưỡng văn nhân cho đời

Đền thánh thợ Rèn Vân Chàng là một trong 7 di tích được công nhận trên địa bàn phường. Thuộc khối 4 phường Đức thuận (nay là Tổ Dân Phố Thuận An - Phường Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh). Tương truyền được lập từ đời Lý (thế kỷ thứ XI). Trước đây đền có tên là Võ Miếu quay về hướng Đông Nam, được xem là hướng bát nhã. Người xưa nói “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”.(Thánh ngồi quay mặt hướng nam nghe lời tâu bày của thiên hạ).

Đền thánh sư thợ Rèn xưa nay là một ngôi đền linh thiêng. Đền được nhân dân xây dựng lên để thờ cúng các vị thần tổ sáng lập ra nghề Rèn. Đó là câu chuyện về ông Khổng lồ, Ông Đùng moi đất lấy sắt lên, nhổ cây rừng đốt than rèn thành dao, cuốc phân phát cho mọi nhà. Các bậc già cả ở dưới núi lên xin cho trai tráng trong làng theo học nghề. Ông Đùng vui lòng truyền dạy, con cháu của những người đầu tiên ấy về sau lập thành làng rèn ở đây và truyền nghề cho dân chúng trong làng và nhân dân nhiều vùng nơi khác tới. Điều này được chứng thực qua truyền thuyết và thần phả đình làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang- Huyện Nam Ninh tỉnh Hà Nam cũ (nay thuộc huyện Nam Trực- Nam Định). Có ghi: Năm thiệu Phong thứ nhất (1341), đời vua Dụ Tông nhà Trần, vùng này thuộc Phủ Thiên Trường, nơi biển đang lùi dần nhường chỗ cho những bãi phù sa bát ngát. Lúc bấy giờ có 6 ông tên là: Tự Hầu, Tự Cung, Phạm Nguyệt, Đỗ Bảo, Nguyễn Thận và Nguyễn Nga là những người thợ rèn giỏi ở xã Hoa Chàng, tổng Trung Lương phủ Đức thọ tỉnh Hà Tĩnh mang hàng ra bán. Các ông thấy nơi đây đồng ruộng phì nhiêu, bèn mở lò rèn để tiện việc sản xuất nông cụ cho dân, dân theo học rất đông. Cố nhà thơ Xuân Hoài - nguyên giám đốc sở VHTT Hà Tĩnh viết

Những chàng trai làng bỏ quê đi tứ xứ

Chiếc búa thợ rèn vẫn nhớ mang theo

Tôi đã gặp trong nhiều xóm thờ nghèo

Những mái tranh che mấy lò rèn nhỏ

Ít người nhớ đã mấy đời ở đó

Nhưng gốc thợ Vân chàng thì chẳng ai quên…”

Về sau 6 vị tổ sư trở về quê cũ, cái tên Hoa Chàng do phạm húy nên nhà vua đổi thành Vân Chàng và lập đền thờ “Lục vị tổ sư” hiện được thờ trong Đền Thánh sư Thợ rèn Vân Chàng chính là 6 người thợ giỏi của vùng này đã có công gây dựng nghề rèn và truyền nghề ra tỉnh Nam Định và được nhân dân ở đây tôn là tổ sư nghề rèn. Thợ rèn Vân Chàng ngày xưa đã từng rèn đúc súng gươm phục vụ các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm. Thời kì khởi nghĩa Lam Sơn, thợ rèn Vân chàng trong vùng đã giành nhiều ngày công rèn đúc vũ khí, cung cấp cho các cuộc kháng chiến chống quân Minh đặc biệt nhất là loại súng thần công (ống lệnh) lần đầu tiên sáng chế ra. Súng được làm bằng sắt có tiếng nổ to, nổ xong ống vẫn còn nguyên. Trong dân gian còn truyền lại hai câu đối ngợi ca tiếng pháo đó:

Phát lệnh nhất thanh kinh bắc bộ

Thư truyền liên tiếp tráng nam quân

Nghĩa là:

Một tiếng lệnh vang kinh giặc bắc

Liền tin chiến thắng nức quân nam

Trong thời kì chống Pháp, thợ Rèn Vân Chàng đã rèn vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã rèn đúc và cung cấp cho các đơn vị lực lượng Vũ trang địa phương hơn 3.200 giáo mác các loại, khoảng 7000 bàn chông sắt. Riêng từ năm 1947-1950 đã sản xuất trên một vạn súng kíp và hàng ngàn kéo cắt dây thép gai cho Ty Quân Giới QK4, ngoài ra còn rèn đúc công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như liềm, hái, dao rựa....

          Về mặt kiên trúc tổng thể, đền gồm hai nhà chính, nếu đi ngoài vào sẽ quan sát thấy: Nghi môn, sân, nhà hạ đền, bàn thờ giữa và cuối cùng là thượng điện được xây cao hơn hẳn so với các hạng mục khác. Trải qua những cuộc chiến tranh chống phá ác liệt của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngôi đền đã bị tàn phá nặng nề. Hiện trong đền đang lưu giữ một số hiện vật như Giáo mác, kiếm, bàn chông sắt...Trước cửa thượng điện có 2 cột quyết ghi 2 câu đối bằng chữ quốc ngữ:

Truyền thống nghề rèn lừng bốn cõi

Cội nguồn thánh thợ sáng ngìn năm.

Bên trái thượng điện thờ lục vị tổ sư, bên phải thờ cha con cố Đậu Trọng Hòa và Đậu Trọng Huỳnh là 2 thợ rèn giỏi, có công rèn đúc vũ khí tốt, tham gia phong trào Văn Thân và Cần Vương giúp vua chống Pháp ở thế kỷ XIX, được các vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh phong tặng: một dao sắc, một công lệnh: 6 bằng công trạng.

          Các lễ hội lớn hàng năm tổ chức vào ngày 7/1 Âm lịch. Còn gọi là Lễ Khai Hạ. Hàng năm đến ngày này, con cháu nhân dân trong vùng và khách thập phương lại đến đây cúng tế rất đông. Và sau phần lễ, phần hội thường tổ chức một số trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà…thu hút nhân dân trong làng đến xem rất đông.

Đền Thánh Thờ Rèn được Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định sô 238/QĐ-UBND ngày 23/1/2007./.

Đức Thuận là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa từ bao đời nay, trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Đức Thuận thông minh,cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động và sản xuất, một lòng theo Đảng đã và đang viết tiếp bài ca xây dựng trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. ngay chính trên quê hương yêu dấu của mình. Đức Thuận còn là một vùng quê địa linh nhân kiệt:

Sông về cho núi khỏa chân

Để đất nuôi dưỡng văn nhân cho đời

Đền thánh thợ Rèn Vân Chàng là một trong 7 di tích được công nhận trên địa bàn phường. Thuộc khối 4 phường Đức thuận (nay là Tổ Dân Phố Thuận An - Phường Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh). Tương truyền được lập từ đời Lý (thế kỷ thứ XI). Trước đây đền có tên là Võ Miếu quay về hướng Đông Nam, được xem là hướng bát nhã. Người xưa nói “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”.(Thánh ngồi quay mặt hướng nam nghe lời tâu bày của thiên hạ).

Đền thánh sư thợ Rèn xưa nay là một ngôi đền linh thiêng. Đền được nhân dân xây dựng lên để thờ cúng các vị thần tổ sáng lập ra nghề Rèn. Đó là câu chuyện về ông Khổng lồ, Ông Đùng moi đất lấy sắt lên, nhổ cây rừng đốt than rèn thành dao, cuốc phân phát cho mọi nhà. Các bậc già cả ở dưới núi lên xin cho trai tráng trong làng theo học nghề. Ông Đùng vui lòng truyền dạy, con cháu của những người đầu tiên ấy về sau lập thành làng rèn ở đây và truyền nghề cho dân chúng trong làng và nhân dân nhiều vùng nơi khác tới. Điều này được chứng thực qua truyền thuyết và thần phả đình làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang- Huyện Nam Ninh tỉnh Hà Nam cũ (nay thuộc huyện Nam Trực- Nam Định). Có ghi: Năm thiệu Phong thứ nhất (1341), đời vua Dụ Tông nhà Trần, vùng này thuộc Phủ Thiên Trường, nơi biển đang lùi dần nhường chỗ cho những bãi phù sa bát ngát. Lúc bấy giờ có 6 ông tên là: Tự Hầu, Tự Cung, Phạm Nguyệt, Đỗ Bảo, Nguyễn Thận và Nguyễn Nga là những người thợ rèn giỏi ở xã Hoa Chàng, tổng Trung Lương phủ Đức thọ tỉnh Hà Tĩnh mang hàng ra bán. Các ông thấy nơi đây đồng ruộng phì nhiêu, bèn mở lò rèn để tiện việc sản xuất nông cụ cho dân, dân theo học rất đông. Cố nhà thơ Xuân Hoài - nguyên giám đốc sở VHTT Hà Tĩnh viết

Những chàng trai làng bỏ quê đi tứ xứ

Chiếc búa thợ rèn vẫn nhớ mang theo

Tôi đã gặp trong nhiều xóm thờ nghèo

Những mái tranh che mấy lò rèn nhỏ

Ít người nhớ đã mấy đời ở đó

Nhưng gốc thợ Vân chàng thì chẳng ai quên…”

Về sau 6 vị tổ sư trở về quê cũ, cái tên Hoa Chàng do phạm húy nên nhà vua đổi thành Vân Chàng và lập đền thờ “Lục vị tổ sư” hiện được thờ trong Đền Thánh sư Thợ rèn Vân Chàng chính là 6 người thợ giỏi của vùng này đã có công gây dựng nghề rèn và truyền nghề ra tỉnh Nam Định và được nhân dân ở đây tôn là tổ sư nghề rèn. Thợ rèn Vân Chàng ngày xưa đã từng rèn đúc súng gươm phục vụ các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm. Thời kì khởi nghĩa Lam Sơn, thợ rèn Vân chàng trong vùng đã giành nhiều ngày công rèn đúc vũ khí, cung cấp cho các cuộc kháng chiến chống quân Minh đặc biệt nhất là loại súng thần công (ống lệnh) lần đầu tiên sáng chế ra. Súng được làm bằng sắt có tiếng nổ to, nổ xong ống vẫn còn nguyên. Trong dân gian còn truyền lại hai câu đối ngợi ca tiếng pháo đó:

Phát lệnh nhất thanh kinh bắc bộ

Thư truyền liên tiếp tráng nam quân

Nghĩa là:

Một tiếng lệnh vang kinh giặc bắc

Liền tin chiến thắng nức quân nam

Trong thời kì chống Pháp, thợ Rèn Vân Chàng đã rèn vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã rèn đúc và cung cấp cho các đơn vị lực lượng Vũ trang địa phương hơn 3.200 giáo mác các loại, khoảng 7000 bàn chông sắt. Riêng từ năm 1947-1950 đã sản xuất trên một vạn súng kíp và hàng ngàn kéo cắt dây thép gai cho Ty Quân Giới QK4, ngoài ra còn rèn đúc công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như liềm, hái, dao rựa....

          Về mặt kiên trúc tổng thể, đền gồm hai nhà chính, nếu đi ngoài vào sẽ quan sát thấy: Nghi môn, sân, nhà hạ đền, bàn thờ giữa và cuối cùng là thượng điện được xây cao hơn hẳn so với các hạng mục khác. Trải qua những cuộc chiến tranh chống phá ác liệt của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngôi đền đã bị tàn phá nặng nề. Hiện trong đền đang lưu giữ một số hiện vật như Giáo mác, kiếm, bàn chông sắt...Trước cửa thượng điện có 2 cột quyết ghi 2 câu đối bằng chữ quốc ngữ:

Truyền thống nghề rèn lừng bốn cõi

Cội nguồn thánh thợ sáng ngìn năm.

Bên trái thượng điện thờ lục vị tổ sư, bên phải thờ cha con cố Đậu Trọng Hòa và Đậu Trọng Huỳnh là 2 thợ rèn giỏi, có công rèn đúc vũ khí tốt, tham gia phong trào Văn Thân và Cần Vương giúp vua chống Pháp ở thế kỷ XIX, được các vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh phong tặng: một dao sắc, một công lệnh: 6 bằng công trạng.

Lễ khai hạ thường niên vào mồng 7 Tết

          Các lễ hội lớn hàng năm tổ chức vào ngày 7/1 Âm lịch. Còn gọi là Lễ Khai Hạ. Hàng năm đến ngày này, con cháu nhân dân trong vùng và khách thập phương lại đến đây cúng tế rất đông. Và sau phần lễ, phần hội thường tổ chức một số trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà…thu hút nhân dân trong làng đến xem rất đông.

Đền Thánh Thờ Rèn được Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định sô 238/QĐ-UBND ngày 23/1/2007./.

Đức Thuận là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa từ bao đời nay, trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Đức Thuận thông minh,cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động và sản xuất, một lòng theo Đảng đã và đang viết tiếp bài ca xây dựng trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. ngay chính trên quê hương yêu dấu của mình. Đức Thuận còn là một vùng quê địa linh nhân kiệt:

Sông về cho núi khỏa chân

Để đất nuôi dưỡng văn nhân cho đời

Đền thánh thợ Rèn Vân Chàng là một trong 7 di tích được công nhận trên địa bàn phường. Thuộc khối 4 phường Đức thuận (nay là Tổ Dân Phố Thuận An - Phường Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh). Tương truyền được lập từ đời Lý (thế kỷ thứ XI). Trước đây đền có tên là Võ Miếu quay về hướng Đông Nam, được xem là hướng bát nhã. Người xưa nói “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”.(Thánh ngồi quay mặt hướng nam nghe lời tâu bày của thiên hạ).

Đền thánh sư thợ Rèn xưa nay là một ngôi đền linh thiêng. Đền được nhân dân xây dựng lên để thờ cúng các vị thần tổ sáng lập ra nghề Rèn. Đó là câu chuyện về ông Khổng lồ, Ông Đùng moi đất lấy sắt lên, nhổ cây rừng đốt than rèn thành dao, cuốc phân phát cho mọi nhà. Các bậc già cả ở dưới núi lên xin cho trai tráng trong làng theo học nghề. Ông Đùng vui lòng truyền dạy, con cháu của những người đầu tiên ấy về sau lập thành làng rèn ở đây và truyền nghề cho dân chúng trong làng và nhân dân nhiều vùng nơi khác tới. Điều này được chứng thực qua truyền thuyết và thần phả đình làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang- Huyện Nam Ninh tỉnh Hà Nam cũ (nay thuộc huyện Nam Trực- Nam Định). Có ghi: Năm thiệu Phong thứ nhất (1341), đời vua Dụ Tông nhà Trần, vùng này thuộc Phủ Thiên Trường, nơi biển đang lùi dần nhường chỗ cho những bãi phù sa bát ngát. Lúc bấy giờ có 6 ông tên là: Tự Hầu, Tự Cung, Phạm Nguyệt, Đỗ Bảo, Nguyễn Thận và Nguyễn Nga là những người thợ rèn giỏi ở xã Hoa Chàng, tổng Trung Lương phủ Đức thọ tỉnh Hà Tĩnh mang hàng ra bán. Các ông thấy nơi đây đồng ruộng phì nhiêu, bèn mở lò rèn để tiện việc sản xuất nông cụ cho dân, dân theo học rất đông. Cố nhà thơ Xuân Hoài - nguyên giám đốc sở VHTT Hà Tĩnh viết

Những chàng trai làng bỏ quê đi tứ xứ

Chiếc búa thợ rèn vẫn nhớ mang theo

Tôi đã gặp trong nhiều xóm thờ nghèo

Những mái tranh che mấy lò rèn nhỏ

Ít người nhớ đã mấy đời ở đó

Nhưng gốc thợ Vân chàng thì chẳng ai quên…”

Về sau 6 vị tổ sư trở về quê cũ, cái tên Hoa Chàng do phạm húy nên nhà vua đổi thành Vân Chàng và lập đền thờ “Lục vị tổ sư” hiện được thờ trong Đền Thánh sư Thợ rèn Vân Chàng chính là 6 người thợ giỏi của vùng này đã có công gây dựng nghề rèn và truyền nghề ra tỉnh Nam Định và được nhân dân ở đây tôn là tổ sư nghề rèn. Thợ rèn Vân Chàng ngày xưa đã từng rèn đúc súng gươm phục vụ các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm. Thời kì khởi nghĩa Lam Sơn, thợ rèn Vân chàng trong vùng đã giành nhiều ngày công rèn đúc vũ khí, cung cấp cho các cuộc kháng chiến chống quân Minh đặc biệt nhất là loại súng thần công (ống lệnh) lần đầu tiên sáng chế ra. Súng được làm bằng sắt có tiếng nổ to, nổ xong ống vẫn còn nguyên. Trong dân gian còn truyền lại hai câu đối ngợi ca tiếng pháo đó:

Phát lệnh nhất thanh kinh bắc bộ

Thư truyền liên tiếp tráng nam quân

Nghĩa là:

Một tiếng lệnh vang kinh giặc bắc

Liền tin chiến thắng nức quân nam

Trong thời kì chống Pháp, thợ Rèn Vân Chàng đã rèn vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã rèn đúc và cung cấp cho các đơn vị lực lượng Vũ trang địa phương hơn 3.200 giáo mác các loại, khoảng 7000 bàn chông sắt. Riêng từ năm 1947-1950 đã sản xuất trên một vạn súng kíp và hàng ngàn kéo cắt dây thép gai cho Ty Quân Giới QK4, ngoài ra còn rèn đúc công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như liềm, hái, dao rựa....

          Về mặt kiên trúc tổng thể, đền gồm hai nhà chính, nếu đi ngoài vào sẽ quan sát thấy: Nghi môn, sân, nhà hạ đền, bàn thờ giữa và cuối cùng là thượng điện được xây cao hơn hẳn so với các hạng mục khác. Trải qua những cuộc chiến tranh chống phá ác liệt của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngôi đền đã bị tàn phá nặng nề. Hiện trong đền đang lưu giữ một số hiện vật như Giáo mác, kiếm, bàn chông sắt...Trước cửa thượng điện có 2 cột quyết ghi 2 câu đối bằng chữ quốc ngữ:

Truyền thống nghề rèn lừng bốn cõi

Cội nguồn thánh thợ sáng ngìn năm.

Bên trái thượng điện thờ lục vị tổ sư, bên phải thờ cha con cố Đậu Trọng Hòa và Đậu Trọng Huỳnh là 2 thợ rèn giỏi, có công rèn đúc vũ khí tốt, tham gia phong trào Văn Thân và Cần Vương giúp vua chống Pháp ở thế kỷ XIX, được các vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh phong tặng: một dao sắc, một công lệnh: 6 bằng công trạng.

          Các lễ hội lớn hàng năm tổ chức vào ngày 7/1 Âm lịch. Còn gọi là Lễ Khai Hạ. Hàng năm đến ngày này, con cháu nhân dân trong vùng và khách thập phương lại đến đây cúng tế rất đông. Và sau phần lễ, phần hội thường tổ chức một số trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà…thu hút nhân dân trong làng đến xem rất đông.

Đền Thánh Thờ Rèn được Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định sô 238/QĐ-UBND ngày 23/1/2007./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Văn bản mới ban hành
      PHÁT THANH P. ĐỨC THUẬN
      Bản đồ phường Đức Thuận
       Liên kết website
      Thống kê: 403.350
      Online: 38