Xưa kia có một vị vua nổi tiếng trước khi chết đã để lại chúc ngôn rằng: Sau khi ta chết, những người tẩm liệm thi hài phải là các danh y nổi tiếng; quan tài phải đục hai cái lỗ để hai tay ta thò được ra ngoài và ngày đưa tang phải rải vàng bạc châu báu hai bên đường đi.

Nhiều người không hiểu tại sao vua lại mong muốn những điều “không giống ai” như vậy. Nhà vua bèn giải thích. Thứ nhất, danh y tẩm liệm thi hài để cho mọi người thấy rằng tất cả những danh y tài giỏi bậc nhất cũng bất lực trước cái chết của mỗi người. Thứ hai, đục lỗ để đưa hai tay thò ra ngoài quan tan tài cho mọi người thấy rằng vua đến thế gian này với hai bàn tay trắng và nay vua ra đi cũng với hai bàn tay trắng; bao nhiêu của cải, ngọc ngà, châu báu, nhà cao cửa rộng cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Vâng, của cải chẳng có ý nghĩa gì với người đã chết nhưng với người còn sống thì lại vô cùng quan trọng vì tiền không mua được tất cả nhưng về cơ bản thì mua được gần hết. Khi chết tài sản, nhà đất chẳng mang theo được mà phải để lại cho con cháu. Tuy đã để lại cho chúng của cải rồi mà nhiều người dưới suối vàng vẫn không được yên. Bởi trên trần gian con cháu vì tiền mà bỏ tình, bỏ nghĩa, tranh giành kiện tụng ra tòa án, chia cả đất nhà thờ. Vậy để lại di sản sao cho con cháu mang ơn mình, chứ không oán trách mình? Sau đây tôi sẽ hướng dẫn để bà con nắm rõ hơn vấn đề này.

Vậy làm thế nào để khi có tài sản để lại cho con cháu thì chúng phải mang ơn mình, chứ không oán trách mình? Làm thế nào để người hưởng di sản tiếp nối làm cho tài sản sinh sôi nảy nở? Nhờ có di sản kế thừa mà làm được những việc nhân văn hơn, thành công hơn?

QUYỀN THỪA KẾ

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thừa kế như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Nói một cách dễ hiểu thì Quyền thừa kế là việc để lại tài sản của người chết cho người còn sống. người sở hữu tài sản có ba quyền đó là: chiếm giữ, sử dụng và quyền định đoạt. quyền định đoạt bao gồm: tặng cho, bán, tiêu hủy hoặc quyết định cho người khác được hưởng tài sản sau khi mình chết bằng hình thức di chúc. Trường hợp một người có tài sản mà không lập di chúc thi khi chết tài sản đó sẽ được chuyển giao cho người thân như cha, mẹ, vợ, chồng, con… theo quy định của pháp luật.

DI SẢN THỪA KẾ

Hiểu một cách đơn giản thì di sản là tài sản của người chết. Theo quy định của pháp luật thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KỀ

Theo Bộ luật dân sự: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án tuyên bố người đó chết.

Tôi xin diễn giải quy định này như sau:

Thứ nhất: thừa kế là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của người đã chết cho người còn sống. vậy nên thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Ngày chết của người đó cũng là ngày chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người đó và chuyển giao quyền sở hữu các tài sản này cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật, thời điểm chuyển giao này gọi là thời điểm mở thừa kế.

NGƯỜI THỪA KẾ

 Theo Bộ luật dân sự: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Đó là quy định của pháp luật về quyền thừa kế. Nhưng hiểu một cách đơn giản thì Quyền thừa kế là việc để lại tài sản của người chết cho người còn sống. Người sở hữu tài sản có ba quyền đó là: chiếm giữ, sử dụng và quyền định đoạt. Quyền định đoạt bao gồm: tặng cho, bán, tiêu hủy hoặc quyết dịnh cho người khác được hưởng tài sản khi mình chết bằng hình thức di chúc. Trường hợp một người có tài sản mà không lập di chúc thì khi chết tài sản đó sẽ được chuyển giao cho người thân như cha, mẹ, vợ, chồng, con… theo quy định của pháp luật.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Văn bản mới ban hành
    PHÁT THANH P. ĐỨC THUẬN
    Bản đồ phường Đức Thuận
     Liên kết website
    Thống kê: 417.849
    Online: 35